Công dụng ít biết của lá và hoa sen

6

Lá và hoa sen được xem như loại dược liệu quý từ xa xưa, trị được nhiều bệnh do đời sống hiện đại đem đến.



1. Giảm cholesterol

Trà lá sen và trà hoa sen rất tốt cho việc giảm lượng cholesterol trong máu thông qua việc ngăn chặn hấp thu chất béo.

2. Kiểm soát đường huyết

Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu người bệnh tiểu đường.

Lá và hoa sen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.



3. Giảm mỡ trong máu

Lá sen chứa nhiều chất có tác dụng loại bỏ bớt lượng mỡ trong máu như tanin, alcaloid, nuciferin, vitamin C, các axit citric, tartric, succinic...

4. Giảm căng thẳng

Mỗi ngày uống vài tách trà hoa sen là một trong những cách tốt nhất giúp bạn thư giãn, an thần, hết lo lắng và đem lại cảm giác yên bình.

5. Chống ợ chua

Trà lá sen và trà hoa sen làm giảm axit trong dạ dày khi lượng axit tăng cao, giúp mau lành các vết loét trong dạ dày.



6. Hạ huyết áp

Thay vì dùng thuốc hạ huyết áp, bạn nên dùng trà lá sen sẽ thấy hiệu quả và an toàn hơn.

7. Cải thiện khả năng sinh sản

Dùng trà sen thường xuyên giúp phái mạnh chữa chứng xuất tinh sớm, và phái đẹp sẽ thấy những ngày "đèn đỏ" không còn là nỗi ám ảnh mà trở nên nhẹ nhàng hơn. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai tạm ngưng uống trà lá sen sẽ tốt hơn.

8. Giải nhiệt

Theo y học Trung Hoa, trà sen giúp giải nhiệt và trị các bệnh mùa hè, làm mát các cơ quan nội tạng.



9. Làm đẹp da

Theo quan điểm y học Ayurvedic của người Ấn (hệ thống sử dụng nguyên lý vốn có của tự nhiên để giúp ích cho việc duy trì sức khỏe của con người), hoa sen được nghiền thành bột nhão, đắp lên da có tác dụng nuôi dưỡng, tái tạo tế bào da làm làn da luôn trẻ trung, mịn màng. Tinh dầu hoa sen làm cho cơ thể sản xuất melanin nhiều hơn, giúp bảo vệ da khỏi tác hại tia nắng mặt trời.

10. Ngừa ung thư

Hoa sen có chứa lượng lớn vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư và các bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, đột quỵ.

11. Chữa thiếu máu

Cánh hoa sen chứa nhiều thành phần rất công hiệu trong việc tái tạo tế bào máu. Do đó dùng hoa sen làm thuốc, làm thực phẩm chữa thiếu máu hữu hiệu.

12. Xương chắc khỏe

Phốt pho trong hoa sen là yếu tốt quan trọng giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương đối với người lớn tuổi.



13. Ngừa bệnh tim

Lá sen chứa chất chống oxy hóa làm tăng lưu lượng máu đến tim và giảm huyết áp.

14. Chống viêm

Trà lá sen là dược liệu tuyệt vời chống viêm, mẩn đỏ, sưng, đau. Khi bị thương, bạn có thể dùng một nhúm trà lá sen cầm máu rất hiệu quả.

15. Giảm cân

Việc dùng thường xuyên trà lá sen sẽ đem lại cho bạn vóc dáng thon thả. Lá sen chứa L - Carotene làm tăng sự trao đổi chất đồng thời ngăn chặn hấp thụ tinh bột và chất béo.

16. Chống nấm và kháng khuẩn

Giã nhuyễn lá sen đắp lên vùng da bị nấm, viêm có tác dụng mau lành da, diệt nấm.

17. Tăng cường  miễn dịch

Hoa sen có chứa nhiều Acid linoleic - chất quan trọng ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, ung thư, viêm khớp, tăng cường hệ thống miễn dịch.

18. Chống oxy hóa

Lá sen và hoa sen chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như: nuciferine, lotusine, demethyl coclaurine neferin, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư, duy trì sự trẻ trung của cơ thể.



19. Làm se

Trà lá sen có chất làm se ngăn chặn chảy máu bên trong, điều trị đi tiểu ra máu, đi cầu ra máu...

20. Loại bỏ chất nhầy

Nếu bạn thường gặp các vấn liên quan đến đường hô hấp, cảm lạnh, viêm xoang thì nên dùng trà lá sen vì nó có tác dụng loại bỏ chất nhầy gây hại ra khỏi cơ thể.

Công dụng của hoa hòe

4

HOA HÒE



Tác dụng:
+ Lương (làm mát) Đại trường nhiệt (Y Học Khải Nguyên).
+ Lương đại trường, sát cam trùng (Bản Thảo Chính).
+ Tiết Phế nghịch, tả Tâm hỏa, thanh Can hỏa, kiên Thận thủy (Y Lâm Toản Yếu).
+ Lương huyết, chỉ huyết, thanh lợi thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).


+ Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trường phong hạ huyết, xích bạch lỵ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Sao thơm, ăn được nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ (Bản Thảo Cương  Mục).
+ Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Trị tiểu đường và võng mạc mắt viêm (Đông Kinh Dược Vật Chí).
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeLiều dùng:  8-20g/ngày.
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeKiêng kỵ:
+ Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dược Học).
+ Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản: Dễ bị mốc. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị chảy máu không cầm: Hòe hoa, Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, để nửa sống nửa sao, tán bột thổi vào (Phổ Tế Phương).
+ Trị thổ huyết không cầm: Hòe hoa đốt tồn tính, bỏ vào một tý Xạ hương vào, trộn đều. Mỗi lần dùng 12g uống với nước gạo nếp (Phổ Tế Phương).
+ Trị lưỡi chảy máu không cầm: Hòe hoa tán bột, xức vào (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị ho ra máu, khạc ra máu: Hòe hoa sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ  (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị tiểu ra máu: Hòe hoa sao, Uất kim (nướng), mỗi thứ 1 lượng tán bột lần 8g với nước sắc Đậu xị (Bí Tàng Phương).
+ Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột, uống lần 4g với rượu (Kinh nghiệm phương), hoặc dùng Trắc bá diệp 3 chỉ, Hòe hoa 6 chỉ sắc uống hàng ngày (Tập giản phương).



+ Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Chỉ xác, các vị bằng nhau sao tồn tính tán bột, lần uống 8g với nước (Tụ Trân Phương).
7- Trị sốt cao đột ngột tiêu ra máu: Ruột heo sống 1 cái rửa sạch phơi khô, lấy Hòe hoa sao tán bột bỏ đầy vào trong ruột heo, lấy giấm gạo ngâm trong hũ sành nấu chín, làm viên bằng hạt đạn lớn phơi nắng, mỗi lần uống 1 viên lúc đói với rượu ngâm Đương quy (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị đi tiêu ra máu do độc của rượu: Hòe hoa nửa sống nửa sao 40g, Sơn chi tử 20g,  tán bột uống lần 8g với nước (Kinh Nghiệm Lương Phương).
+ Trị lỵ ra máu, trĩ ra máu: Hòe hoa sao, tán bột, mỗi lần  uống 12g với rượu, ngày uống 3 lần hoặc dùng vỏ trắng của cây Hòe hoa sắc uống (Phổ tế phương).
+ Trị Rong kinh không cầm: Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống 8~12g với rượu nóng trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).
+ Trị băng huyết không cầm:  Hòe hoa 120g, Hoàng cầm 80g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với một chén rượu (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
+ Trị trúng phong mất tiếng: Hòe hoa sao, sau canh ba nằm ngửa nhai nuốt (Thế Y  Đắc Hiệu Phương).
+ Trị ung thư phát bối, nhiệt độc ở trong người, hoa mắt, đầu váng, miệng khô, lưỡi đắng, hồi hộp, lưng nóng, tay chân tê, có sưng ở sau lưng: Hòe hoa một mớ, sao cho thành mầu nâu đen, ngâm với một chén rượu con, lúc rượu còn đang nóng thì uống, nếu chưa đỡ, uống tiếp, sau khi uống thì nhọt sẽ nhúm mủ lại (Bảo Thọ Đường Phương).
+ Trị trĩ ngoại:  Hòe hoa sắc rửa nhiều lần và uống thì sẽ teo lên (Tập Giản Phương).
+ Trị độc nhọt lở sưng tấy, tất cả các loại ung nhọt phát bối, chẳng kể là có mủ hay chưa, nhưng có tấy sưng nóng đau: Hòe hoa sao qua, Hạch đào nhân đều 80g, Dấm 1 chén sắc uống. Nếu chưa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả (Y Phương Trích Yếu Phương).
+ Trị phát bối tán huyết: Hòe hoa, Bột đậu xanh, mỗi thứ 40g sao như màu ngà voi, tán bột, dùng 40gTế trà sắc còn 1 chén, để ngoài sương một đêm, lấy 12g phết vào, chừa lỗ cho ra mủ (Nhiếp Sinh Diệu Dụng Phương).
+ Trị băng huyết, hạ huyết: Hòe hoa 40g, Tông lư thán 8g, Muối 1 ít, sắc với 3 chén nước còn nửa chén, uống (Trích Huyền Phương).
+ Trị bạch đới không dứt: Hòe hoa (sao), Mẫu lệ nung, các vị bằng nhau tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu (Trích Huyền Phương).
+ Trị độc dương mai và độc do dương minh tích nhiệt gây ra, dùng Hòe hoa 4 lượng sao qua bỏ vào 2 chén rượu sắc uống nóng, người bị hư hàn thì cấm dùng (Tập Giản Phương).
+ Trị thổ huyết: Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Tranh (Mao căn) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trường phong hạ huyết:  Hòe hoa, Trắc bá (đốt cháy), Chỉ xác đều 12g, Kinh giới 8g. Tán bột uống với nước hoặc làm thang tể. (đại tiện ra máu) (Hòe Hoa Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị huyết áp cao: Hòe hoa, Hy thiêm thảo, mỗi thứ 20 ~ 40g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
 Dược Thủ Sách).
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeTìm hiểu thêm
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeTên khoa học:
Sophora japonica Linn.họ Fabaceae.
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeMô tả:
Cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15-25cm, lá chét 7-15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3-6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15-30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đen hình thận.Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.



Phân biệt:
Hoa hòe thường cánh hoa đã rơi rụng, nếu còn nguyên thì có 5 cánh hoa, mầu trắng vàng, rất mỏng, trong số đó hai cánh hoa tương đối to, hình gần tròn, đỉnh hơi lõm, cuộn lật ra phía ngoài, các cành hoa khác thì hình tròn dài. Phía dưới các cánh hoa có đài hoa hình chuông mầu lục. Giữa kẽ cánh hoa có các nhụy mầu vàng nâu, giống như những sợi râu và một nhụy hình trụ nhưng uốn cong. Chất nhẹ, khi khô dễ bị vụn nát, không mùi, vị hơi đắng.
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeThu hái, sơ chế:
Vào mùa hè khi hoa sắp nở, Quả chín, thu hái trước hoặc sau tiết Đông chí phơi khô dùng. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô. Thứ hoa đầu sắp nở nhưng chưa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, mầu vàng, không tạp chất là loại tốt.
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoePhần dùng làm thuốc:
1- Nụ hoa (Flos sophorae Japonicae).
2- Quả (Fructus sopharae Japonicae) Xem: Hòe Thực.
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeMô tả dược liệu:
Hoa hòe khô biểu hiện hình viên chùy ở búp, nhỏ dần ở bộ phận cuống, hoa, hơi cong, đài búp hoa hình chuông màu vàng lục chiếm cứ hầu hết cả búp hoa, trước mút búp chia làm 5 đường khe cạn, cánh hoa chưa được trưởng thành búp lại biểu hiện hình trứng tròn, bên ngoài màu vàng đỏ,  toàn thể dài chừng 3,2m -10mm, chất nhẹ, hơi có khí vị đặc biệt. Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn lộn cuống lá, tạp chất là thứ tốt.
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeBào chế:
1- Dùng Hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng.
2- Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, để cầm máu (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy thành than dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Hòe Hoa Sao: Lấy Hoa hòe sạch, cho vào nồi, sao bằng lửa nhẹ cho đến khi mầu hơi vàng, lấy ra để nguội là được (Dược Tài Học).
- Hòe Hoa Thán: Lấy Hoa hòe, cho vào nồi, dùng lửa mạnh đun nóng, sao cho đến khi gần thành mầu đen (tồn tính), phun ướt bằng nước sạch, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeThành phần hóa học:
+ Rutin, Betulin, Soporradiol, Glucuronic acid (Trung Dược Học).
+ Azukisaponin, Soyasaponin, Kaikasaponin (Bắc Xuyên Huân, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 108 (6): 538).
+ Quercetin (Mộc Thôn Nhã Vệ, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1984, 104 (4): 340).
+ Isorhamnetin (Ishida Hitoshi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1989, 37 (6): 1616).
+ Betulin, Sophoradiol (Ngải Mễ Đạt Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1956, 76: 1210).
+ Dodecenoic acid, Myristic, Tetradecadieoic acid, Arachidic acid, Beta-Sitosterol (Mitsuhashi Tatsuo và cộng sự C A 1973, 79: 134385u).
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeTác dụng dược lý:
+ Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Nếu sao thành than, tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).
+ Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Chích dịch Hoa hòe vào tĩnh mạch cho chó đã được gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozid ở vỏ của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể cuae ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm gĩan động mạch vành (Trung Dược Học).
+ Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu, Cholesterol ở gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng và trị (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột và chuột nhắt, thuốc đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại trường và phế quản, tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin trong Hoa hòe có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột, giảm bớt rõ số ổ loét của bao tử chuột do co thắt môn vị (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều gây chết (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Rutin trong Hoa hòe có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm. Đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1, 2 cũng có tác dụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng chống tiêu chảy: Dịch Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ thấy kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  Hoa hòe, hòe hoa, hoa hoe - vị thuốcTính vị:
+ Vị đắng, tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính mát (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị đắng, tính hàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Vị đắng, Tính bình (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, tính mát (Trung Dược Đại Từ Điển).
 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeQuy kinh:
+ Vào kinh Dương minh (Đại trường), Quyết âm (Can) (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh thủ Dương minh (Đại trường), túc quyết âm (Can) (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Phế, Đại trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào  kinh Can, Đại trường (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Can, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).

 hoa hòe, hoa hoe, hoahoeTham khảo:
+ Hòe hoa thể nhẹ, màu vàng nhạt, khí bình hòa, vị đắng, khí lạnh mà trầm, có sức lượng huyết, tính khí mỏng màvị đầy, nhập vào 2 kinh Phế và Đại trường, manh nha vào tháng 2 tháng 3, tháng 4 tháng 5 mới bắt đầu nở, bắt đầu từ tháng Mộc mà sinh nhưng thành ở tháng Hỏa. Tính hỏa vị đắng, vị đắng thì có thể đi thẳng xuống mà vị hậu thì trầm xuống chủ về mát ruột và trị hạ huyết, các chứng trĩ lở sưng đau, có công lương huyết chỉ riêng ở Đại trường. Đại trường và Phế có quan hệ biểu lý, có thể sơ phong nhiệt ở bì phu, là tiết khí của Phế kim ra vậy (Biện Dược Chỉ Nam).
+ Hòe hoa là búp hoa của cây Hòe, Hòe thật là (quả đậu) của cây Hòe (Xem: Hòe thật), có tính vị và công dụng giống nhau. Người xưa có thuyết “Dùng hoa có tác dụng thăng lên, các loại hạt có tác dụng giáng xuống”. Chứng nghiệm trên lầm sàng thì Hèo hoa và Hòe thật có công dụng cầm máu. Mặc dù lấy dù lấy việc trị xuất huyết ở phần hạ bộ là chính, chẳng qua dùng Hòe hoa lại dùng trong các chứng thổ huyết chảy máu cam.. Như Phổ Tế phương trị chảy máu cam không cần với Hòe hoa và Ô tặc cốt. Còn trị thổ huyết không cầm, dùng Hòe hoa bỏ vào một tý Xạ hương, bài “Tôn Sinh Hòe Hoa Tán”, dùng một vị này cùng với Bách thảo sương tán bột, uống với nước rễ Tranh trị chảy máu cam, có thể nói rằng mặc dù thuốc rất đơn giản nhưng hiệu quả cao. Còn vị Hòe Thực có tính thiên về hạ giáng, dùng chủ yếu trong đi cầu xuống huyết thuộc hỏa thịnh ở đại trường, cho tới các loại ra máu ở trĩ lở thuộc thấp nhiệt ứ kết. Tóm lại 2 vị này đều có thể lương huyết chỉ huyết, lúc ứng dụng cũng cần phân biệt. Theo văn hiến ghi lại thì Hòe Thực có tác dụng trụy thai, thúc sinh cho nên phụ nữ có thai dùng một cách cẩn thận (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Hòe hoa và Hòe Thực (Quả Hòe) đều là thuốc lương huyết, chỉ huyết. Ngày nay người ta thường hay dùng Hoa hòe. Hoa hòe vị đắng, tính mát, thể nhẹ, chủ chữa về xuất huyết ở các khiếu bên trên, thiên về miệng, mũi. Còn Hòe Thực vị đắng, tính hàn, thể nặng, là vị thuốc thuần âm, thiên về chữa huyết ở hâi kinh âm, chủ yếu trị trường phong hạ huyết, trĩ dò chảy máu (Đông Dược Học Thiết Yếu)

Một vài công dụng tuyệt vời của trà hoa cúc

4

 Cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các loại trà (gọi là trà hoa cúc) và có tác dụng phòng, chữa nhiều bệnh rất tốt.Những "tai nạn phòng the" có thể gặp khi lên cao trào Sa trực tràng vì thường xuyên nhịn đại tiện Chỉ cần uống trà để giảm cân

Hoa cúc cũng được coi là một loại thảo dược có nhiều tác dụng trong việc thưởng thức cũng như chữa bệnh. Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các loại trà. Các thành phần hoạt chất trong tinh dầu hoa cúc là Bisabolol được coi là có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.



Một số công dụng phổ biến của trà hoa cúc được biết đến là:

Làm dịu tâm trạng

Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược nổi tiếng có giá trị chữa bệnh về tâm thần. Nó có thể làm dịu tâm trạng và giãn cơ. Vì có tính an thần nhẹ nên loại trà này cũng là một biện pháp giúp khắc phục chứng mất ngủ. Nếu bạn gặp rắc rối với giấc ngủ, bạn có thể uống một tách trà trước mỗi lần đi ngủ để dễ ngủ hơn.



Tính ấm của trà hoa cúc ấm áp còn giúp giảm các triệu chứng kích thích trong daj dayf. "Uống trà hoa cúc hàng ngày có thể làm giảm mức đường huyết, tránh mức đường trong máu cáo và các biến chứng bệnh tiểu đường," Ishi Khosla, một nhà dinh dưỡng lâm sàng ở Delhi (Ấn Độ) nói.

Trà hoa cúc tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên uống quá nhiều trong ngày

Tốt cho da và mắt

Hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hiệu quả. Vì vậy, nó cũng có tác dụng giữ cho da bạn không bị mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác. Nhờ có tính chất chống vi khuẩn, mà trà hoa cúc còn có thể ngăn ngừa sự lão hóa trong cơ thể, làm sạch cơ thể, tăng cường nước cho da để tránh khô da, ngứa da...



Sử dụng túi trà hoa cúc đặt trên mắt cũng là một phương thuốc hiệu quả trong việc chữa quầng thâm và tránh bọng mắt.

Giảm chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt

Người Ai Cập cổ đại sử dụng trà hoa cúc để làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều này vẫn đúng cho tới tận bây giờ. Một nghiên cứu cho thấy uống trà hoa cúc tăng lượng glycine trong nước tiểu, một hợp chất giúp ổn định sự co thắt cơ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là lý do tại sao trà hoa cúc giúp giảm các chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt.

Ngoài các tác dụng trên, trà hoa cúc còn có nhiều tác dụng khác nữa như: tăng cường miễn dịch và giúp chống lại cảm lạnh (nhờ có tính chất kháng khuẩn của nó), hữu ích trong điều trị bệnh trĩ, dùng làm thuốc đắp vào các vết thương để mau lành, chống lại các loại tế bào ung thư...

Mặc dù trà hoa cúc nổi tiếng với tác dụng thư giãn và không chứa chất caffeine, nhưng Học viện Quốc gia Hoa Kỳ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ loại trà này, vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Nó cũng có thể gây phát ban dị ứng ở bệnh nhân hen và những người có làn da nhạy cảm. Những người bị rối loạn chảy máu hoặc chất làm loãng máu nên tránh hoa cúc, vì nó có chứa coumarin và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Ngoài ra, với người khỏe mạnh cũng không nên uống quá nhiều trà hoa cúc trong ngày vì nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu trong bụng.

Công dụng kỳ diệu của râu ngô theo y học Trung Quốc

5
Râu ngô còn được gọi là ngọc mễ tu, có rất nhiều công dụng như lợi tiểu, giải nhiệt, bổ gan, tăng cường miễn dịch, chống lại các bệnh ung thư.




1. Công dụng lợi tiểu

Râu ngô có công dụng lợi tiểu đối với người hay loài thỏ nuôi trong nhà, giúp tăng lượng bài tiết clorua. Phần không tan trong nước chiết xuất methanol sau khi lọc máu (nhóm máu A) có công dụng lợi tiểu mạnh, kể cả miệng, da, hay tiêm tĩnh mạch cũng đều có hiệu quả rõ ràng.

Cao huyết áp, chóng mặt:

Râu ngô 50g, hoa cúc 10g, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1liều, uống 2 lần sáng, tối.

Trị viêm thận, sỏi thận thời kỳ đầu:

Lượng râu ngô không hạn chế, nấu soup, ăn nhiều lần.






2. Công dụng hạ huyết áp

Râu ngô có công dụng hạ huyết áp đối với người, chó, mèo, thỏ... Cơ chế hạ huyết áp chủ yếu là kết quả của việc mở rộng mạch máu ngoại vi. Với lượng râu ngô nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến tim mạch, tuy nhiên nếu lượng râu ngô lớn dễ khiến tim đập nhanh, nhịp tim yếu.

3. Công dụng lợi mật, cầm máu

Thuốc pha chế từ râu ngô có thể làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, giảm hàm lượng sắc tố mật..., vì vậy nó đã trở thành loại thuốc lợi mật, chống lại các bệnh viêm túi mật mãn tính, viêm đường mật... Râu ngô còn giúp làm nhanh quá trình máu đông, làm tăng số lượng tiểu cầu, trở thành loại thuốc cầm máu, thuốc lợi tiểu dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản.

5 tác dụng tuyệt vời của hoa hồng đối với sức khỏe

4

Nếu trước đây bạn mới chỉ biết rằng hoa hồng có tác dụng làm đẹp cho da thì bây giờ bạn hãy tin rằng hoa hồng còn có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe nữa đấy.



Mặc dù phải dùng rất nhiều cánh hoa hồng mới tạo ra được nước hoa hồng nhưng không thể phủ nhận một điều rằng loại nước này rất giàu chất flavonoid và vitamin, bao gồm A, C, D, E và B3. Vì vậy, chúng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, làm dịu và chữa lành vết thương. Nước hoa hồng còn có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bàng quang và bệnh tim, giảm bớt các vấn đề tiêu hóa và căng thẳng thần kinh, giảm sự kích ứng mắt và đau răng...

Dưới đây là một số lợi ích của nước hoa hồng mà bạn nên biết:

1. Chống các bệnh về da



Nước hoa hồng được sử dụng rộng rãi cho việc chăm sóc da vì nó là an toàn và không gây kích ứng với mọi loại da. Nước hoa hồng rất tốt cho da khô, da bị lão hóa, da nhờn và da dễ bị mụn trứng cá. Nhờ các chất dinh dưỡng bên trong cánh hoa hồng mà nước hoa hồng có thể giúp làm nở các mao mạch, se khít lỗ chân lông, giảm sưng tấy và nhiễm trùng, viêm trên da.

Nước hoa hồng giúp duy trì cân bằng độ pH tự nhiên của da để họ có thể chống lại các bệnh da khác nhau, đặc biệt là bệnh chàm. Nước hoa hồng có có thể cân bằng việc sản xuất bã nhờn nên có thể tránh được nguy cơ da bị khô hoặc nhiều dầu. Nếu da bị khô, khả năng viêm da sẽ cao hơn bình thường. Nếu da bị quá nhiều dầu, vi khuẩn có nhiều cơ hội để trú ngụ và gây ra mụn trứng cá. Vì vậy, cân bằng làn da là hết sức cần thiết.


2. Giảm căng thẳng thần kinh

Cánh hoa hồng chứa rất nhiều vitamin, bao gồm vitamin A, B3, C, D, và E. Ngoài ra, falvonoid (chất chống oxy hóa), tannin, và kẽm cũng thường được tìm thấy trong nước hoa hồng. Đây chính là lý do vì sao khi chiết xuất cánh hoa hồng, nước hoa hồng lại có tác dụng cải thiện kết cấu da, tăng cường sức khỏe tổng thể, làm dịu tâm thần, điều trị căng thẳng.

Cho một chút nước hoa hồng vào bồn tắm nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn rất tốt. Nhờ giải tỏa tâm lý, loại bỏ căng thẳng mà bạn cũng đẩy lùi được nguy cơ bị các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng và bệnh tim.

3. Giảm nhiễm trùng bàng quang


Hoa hồng cũng được coi là một loại thảo mộc, có thể pha thành trà để uống. Trà thảo mộc từ hoa hồng có tác dụng điều trị chứng khó chịu ở bụng, đầy bụng... Nhờ có chứa chất chống oxy hóa mà trà thảo mộc hoa hồng cũng được coi là có tác dụng chống viêm hiệu quả, đặc biệt, nó còn giúp phòng ngừa nhiễm trùng bàng quang.


4. Tăng lưu lượng máu đến da đầu

Sở dĩ nước hoa hồng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc là bởi vì nó có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến da đầu để nuôi dưỡng và tăng cường các nang tóc, ngăn ngừa rụng tóc. Chính vì vậy, rất nhiều chị em muốn có mái tóc đẹp thường lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc có chứa tinh chất hoa hồng.

5. Chống lão hóa


Trong nước hoa hồng có chứa một lượng lớn vitamin A và C cùng các chất chống lão hóa giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các nếp nhăn, làm sạch da tự nhiên, ngăn ngừa mụn, giúp da khỏe hơn...

Bên cạnh đó, các tinh chất trong nước hoa hồng còn có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn rất tốt cho da và các bộ phận khác trong cơ thể. Nhờ vậy mà cơ thể bạn được khỏe mạnh từ trong ra ngoài, giảm hẳn được nguy cơ lão hóa theo tuổi tác.

Tác dụng tuyệt vời của hoa atiso

4
Lâu nay, chúng ta vẫn biết đến atiso (còn gọi là hibiscus), một loại hoa được các bà nội trợ sử dụng làm món canh ngon, mát bổ. Tuy nhiên, bên cạnh hương vị thơm ngon, atiso còn là một loài thảo mộc có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vậy, hoa atiso có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người?

Tìm hiểu về hoa atiso


Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50-80 cm.

Atisô được trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng…



Hoa atiso (Ảnh minh họa)

Lịch sử hoa atiso

Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến nước Anh.

Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh.

Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.

Hoạt chất và công dụng của atiso

Hoạt chất của atisô:

+ Chất cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic).

+ Chất inulin, inulinaza, tamin.

+ Các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri...

Tác dụng Atisô:




Atiso chữa các bệnh về gan, thận…(Ảnh minh họa)

+ Hạ cholesterol và urê trong máu.

+ Tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu.

+ Làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện.

+ Chữa các chứng bệnh về gan, thận….

Atiso tác dụng đến cơ thể như thế nào?

Giúp trẻ hóa cơ thể và giảm nguy cơ ung thư

+ Atiso chứa một loại chất chống oxy hóa rất hiếm là Flavonoid. Các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa của cơ thể, giúp người sử dụng giữ được tuổi thanh xuân.

+ Hàm lượng Flavonoid là hợp chất chống oxy hóa hữu hiệu chiếm tỷ trọng lên tới 12% trong đài quả và 5-6% trong lá atiso.

+ Các chất Flavonoid là những chất oxy hóa chậm, ngăn chặn quá trình oxy hóa do các gốc tự do, có thể là nguyên nhân làm cho tế bào hoạt động khác thường.  Các gốc tự do sinh ra trong quá trình trao đổi chất thường là các gốc tự do như OH•, ROO• (là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hoá,...).

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, thoái hóa gan…

+ Flavonoid có khả năng tạo phức với các ion kim loại nên có tác dụng như những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hoá. Do đó, các chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, thoái hoá gan, tổn thương do bức xạ.

+ Hyaluronidase là enzym làm tăng tính thấm của mao mạch, khi thừa enzym này sẽ xảy ra hiện tượng xuất huyết dưới da. Flavonoid ức chế sự hoạt động của hyaluronidase, vì thế, nếu được bổ sung flavonoid, tình trạng trên sẽ cải thiện. Phối hợp với vitamin C và flavonoid sẽ tăng cường tác dụng trị liệu.



Atiso ngăn ngừa xơ vữa động mạch (Ảnh minh họa)

+ Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu tĩnh mạch, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc...

+ Flavonoid có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, giảm mỡ máu.

Giúp hạ huyết áp

+ Một trong những tác dụng mạnh nhất của Atiso là khả năng làm giảm huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc uống trà Atiso thường xuyên có tác dụng hiệu quả tương đương với việc sử dụng các loại thuốc giảm huyết áp.

Tăng cường sự miễn dịch, hạn chế các bệnh về xương khớp

+ Atiso cũng đứng đầu trong các loại hoa quả về hàm lượng Vitamin (A, B1, C, D, E, F.... ), axit amin và các loại vi chất có tác dụng tốt cho cơ thể.

+ Vitamin C cần thiết để phát triển, sửa chữa các tế bào và mô trong cơ thể, quá trình tổng hợp collagen để có một làn da khỏe mạnh, làm chắc xương và răng.



Atiso hạn chế các bệnh về xương khớp (Ảnh minh họa)

 + Ngoài ra, Vitamin C trong atiso còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh cảm cúm thông thường.

Cung cấp chất điện giải

+ Trong atiso có chứa rất nhiều chất điện giải có lợi cho cơ thể (chất điện giải giúp điều hòa lượng chất lỏng trong cơ thể, duy trì cân bằng lượng pH trong máu).

+ Khi cơ thể làm việc sẽ mất đi chất điện giải như: natri, clorua, canxi, magiê, kali, phốt pho… qua tuyến mồ hôi. Vì vậy, atiso sẽ là nước uống tuyệt vời bổ sung chất điện giải cho cơ thể.

Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

+ Atiso có chức năng chữa trị các vấn đề liên quan tới tiêu hóa thông thường như: trướng bụng, đầy hơi, nhuận tràng, chữa táo bón, lợi tiểu, viêm bàng quan, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu…

Cách sử dụng các sản phẩm từ atiso

+ Đồ uống: chế biến hoa atiso thành siro dùng cho mùa hè và mùa đông (uống khoảng 2 cốc/ngày/người)

+ Trà atiso: uống 2 lần/ngày (không nên uống quá nhiều, người huyết áp cao uống theo chỉ dẫn của bác sỹ)

+ Các món ăn: hoa atiso nấu canh giò heo, thịt bò, giò sống…



Canh atiso mát bổ (Ảnh minh họa)

Kết quả nghiên cứu về atiso trên thế giới

Bộ nông nghiệp Mỹ

Atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).

Các nhà khoa học tại Trường Đại học Seattle (Mỹ)

“Việc thực hiện đánh giá đối với 70 người với các triệu chứng cao huyết áp từ nhẹ cho tới trung bình. Một số bệnh nhân sẽ uống 16 ounces atiso (khoảng 500ml) vào trước mỗi bữa sáng mỗi ngày và một nhóm sẽ sử dụng 25mg thuốc Captopril (một loại thuốc thông dụng để giảm huyết áp) 2 lần một ngày trong 4 tuần.

Những bệnh nhân bị cao huyết áp được kiểm tra huyết áp ngay khi bắt đầu của thí nghiệm và hàng tuần trong suốt quá trình nghiên cứu.



Atiso giúp hạ huyết áp (Ảnh minh họa)

Sau 4 tuần, các nhà khoa học nhận thấy rằng trà atiso và captopril đã mang lại những hiệu quả gần như tương đương nhau: huyết áp tâm trương được giảm tối thiểu 10 điểm trong 79% những người đã sử dụng atiso và là 84% ở nhóm những người sử dụng thuốc giảm huyết áp captopril”.

Atiso giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch.

Trường Đại học Y khoa Chung Shan - Đài Loan

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên động vật và đã chứng minh rằng những chất chống oxy hóa trong atiso sẽ giúp giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch và cân bằng lượng cholesterol.

Các nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học từ trường Đại học Y khoa Shahid Sadoughi - Iran cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân bị đái đường sử dụng trà atiso 2 lần mỗi ngày trong 1 tháng cũng được cải thiện rõ rệt về lượng Cholesterol. Lượng Cholesterol tốt HDL tăng lên và Cholesterol LDL xấu giảm xuống.

Lời kết

Atiso là một món ăn ngon, bổ trong cuộc sống hàng ngày. Atiso có tác dụng bảo vệ sức khoẻ, giải nhiệt cho cơ thể và đặc biệt là ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh như ung thư, hạ huyết áp, phục hồi chức năng gan…

Atiso còn mang một vị chua rất đặc trưng, thanh mát, dịu nhẹ và có một màu sắc tự nhiên vô cùng hấp dẫn gây ấn tượng trong mỗi bữa ăn, trong mỗi ly nước hay mỗi món ngon cho cả gia đình...

Tác dụng của atiso rất nhiều, tuy nhiên, khi sử dụng, người dùng lưu ý không lạm dụng atiso quá nhiều, đặc biệt là các đồ uống, trà…được chế biến từ atiso.

Làm đẹp bằng hoa hồng

4

 Không chỉ là loài hoa biểu tượng của tình yêu, hoa hồng còn có những tác dụng làm đẹp bất ngờ "lấy lòng" được không ít bạn gái.

Trong cánh hoa hồng chứa nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B, D, E, K… và một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, chống viêm lỗ chân lông, làm giảm vết thâm, giảm mụn, mang đến làn da mềm mại, mịn màng.

Nước hoa hồng
Thay vì sắm cho mình loại nước hoa hồng từ các thương hiệu mỹ phẩm đắt giá thì bạn có thể tự tạo nước hoa hồng cho mình chỉ với 1 bát cánh hoa hồng tươi cùng 2 bát nước sôi. Đầu tiên, thả hết cánh hoa hồng vào một tô lớn rồi chế 2 bát nước sôi vào, đậy miệng tô và chờ cho đến khi nước nguội. Sau đó lắc nhẹ và vắt nước hoa hồng tinh khiết đã chắt lọc vào 1 chiếc bình xịt nhỏ và cất vào tủ lạnh. Trong tiết trời oi bức, loại nước này sẽ giúp cho làn da bạn giữ ẩm tốt hơn cũng như se khít lỗ chân lông.
tác dụng làm đẹp của hoa hồng, hoa hồng, làm đẹp bằng hoa hồng
Mặt nạ dưỡng ẩm
Sau khi đã có nước hoa hồng ở phía trên, bạn có thể tận dụng để làm mặt nạ dưỡng ẩm. Chỉ cần trộn đều 2 thìa nước hoa hồng, 2 thìa mật ong, 2 thìa dầu hạnh nhân và 3 giọt dầu vitamin E là bạn đã có trong tay mặt nạ dưỡng ẩm cực tốt. Hãy rửa sạch mặt, thoa lớp mặt nạ này lên da và sử dụng 3 ngón tay để massage da mặt theo chuyển động vòng tròn trong ít nhất là 15 phút. Phương pháp này giúp da dẻ sạch mịn, thơm tho và có thể được thực hiện 2 lần/tuần. Bạn có thể thay nước hoa hồng bằng tinh dầu hoa hồng.
Hoặc, trộn nửa thìa dầu hạnh nhân với một bát cánh hoa hồng đã nghiền nát và đắp lên mặt khoảng 15 phút. Loại mặt nạ này có  dưỡng ẩm cho da rất tốt.
Tẩy tế bào chết
Trộn hỗn hợp cánh hoa hồng đã nghiền nát, 2 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh rồi đắp mặt nạ, giữ yên trong 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Phương pháp đặc biệt này có tác dụng lấy đi chất bẩn, loại bỏ tế bào chết nhằm giúp da luôn sáng bóng. Bạn có thể thực hiện 1-2 lần/tuần.
tác dụng làm đẹp của hoa hồng, hoa hồng, làm đẹp bằng hoa hồng
 Mặt nạ dưỡng da
Cánh hoa hồng sấy khô, nghiền thành bột mịn. Sau đó, làm mặt nạ dưỡng da với công thức sau: 1/2 muỗng cà phê bột cánh hoa hồng, 1/2 muỗng sữa tươi, 1/4 bột mỳ. Thoa đều hỗn hợp lên da mặt, để hỗn hợp khô tự nhiên, dùng tay nhẹ nhàng bóc lớp bột đó đi.
Thực hiện cách này đều đặn 3-4 lần/tuần, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả dưỡng da không kém gì đến thẩm mỹ viện hay các spa sang trọng.
Làm mờ vết thâm
Lấy sữa tươi, bột nghệ và cánh hoa hồng đã nghiền nát rồi trộn với nhau làm mặt nạ dưỡng da, sử dụng hằng ngày. Hỗn hợp có tác dụng làm mềm da, xóa bỏ vết thâm và se khít lỗ chân lông.
Cân bằng da
Ngâm mình trong bồn nước ấm với thật nhiều cánh hoa hồng vừa có tác dụng cân bằng da, vừa giúp cho tinh thần của bạn trở nên phấn chấn hơn, giảm stress khá hiệu quả.
Xông mặt
Thả thật nhiều cánh hoa hồng vào chậu nước sôi rồi đưa mặt xuống gần chậu để xông mặt. Với 10 – 15 phút xông mặt mỗi ngày theo phương pháp này, bạn sẽ thấy làn da căng mịn, sạch bụi bẩn hơn hẳn.
Chẳng cần đến những loại mỹ phẩm đắt tiền, chỉ cần một chút thời gian bạn hoàn toàn có thể tự chế những công thức làm đẹp với hoa hồng  . Từ xưa đến nay, sử dụng hoa như liệu pháp làm đẹp tự nhiên, không gây tác dụng phụ được phái đẹp vô cùng yêu thích. Nhưng lưu ý rằng, hãy chọn lựa những bông hoa thật sạch (không bị phun các loại thuốc bảo vệ thực vật) để tránh phản tác dụng cho cơ thể.
tác dụng làm đẹp của hoa hồng, hoa hồng, làm đẹp bằng hoa hồng
Làm sạch và căng da mặt
Thả thật nhiều cánh hoa hồng vào chậu nước sôi, đưa mặt xuống gần chậu để xông mặt. Chỉ cần từ 10 đến 15 phút xông mặt mỗi ngày với cánh hoa hồng trong nước sôi bạn sẽ thấy làn da căng mịn, sạch bụi bẩn.
Giải stress và cân bằng da mệt mỏi
Khi bị stress bạn hãy ngâm mình trong bồn nước ấm với thật nhiều hoa hồng nhé. Tinh dầu hoa hồng tỏa ra rất mạnh, sẽ giúp tinh thần phấn chấn, bớt căng thẳng cho cơ thể, đồng thời còn có tác dụng cân bằng da mệt mỏi.
Trị mụn nhọt
Y học cổ truyền còn dùng hoa hồng để trị mụn nhọt bằng cách giã nhuyễn cánh hoa hồng trắng rồi đắp lên phần bị mụn nhọt, sưng viêm nhẹ. Nếu mụn bị viêm nặng, nhiễm trùng thì tốt nhất nên đi khám da liễu.
Nước hoa
Giã nhuyễn 250 g nụ và cánh hoa hồng trắng. Trộn thêm 2 thìa lớn nước hoa hồng. Cho vào lọ, đóng kín nắp, để qua đêm. Lọc lấy nước.
Sáp hoa hồng
tác dụng làm đẹp của hoa hồng, hoa hồng, làm đẹp bằng hoa hồng
Là một lớp giữ cho những cánh hoa tươi không bị thấm nước, gần giống như một lớp màng bảo vệ trên da. Người ta chiết xuất sáp hoa hồng bằng cồn và sử dụng khả năng làm dịu nhẹ của sáp. Nhất là trong việc làm các loại son dưỡng chất để chăm sóc đôi môi.
Làm mặt nạ dưỡng da ở nhà
Bạn hãy gói bằng mảnh vải gạc thưa những cánh hồng còn tươi vừa hái, xịt nước hoa hồng hoặc nước khoáng cho ẩm rồi áp lên mặt trong 15 phút. Da sẽ săn và sẽ sáng hơn.
Làm dầu hoa hồng ở nhà
Ngâm 2 nắm cánh hoa hồng đỏ mới hái vào dầu hạnh đào hoặc dầu hạt dẻ. Đun cách thủy ở 40oC khoảng 10 phút và ngâm tiếp từ 24 đến 48 giờ. Sau đó lọc và dùng như dầu massage có hương thơm và dịu. Dầu này có thể để lâu được từ 3 đến 4 tháng.